Kinh Nghiệm Trồng Hồng Leo Của Lộc

Sau một thời gian 2 năm trồng hồng leo tại thành phố Hồ Chí Minh, và tìm hiểu các thắc mắc của các bạn đam mê hoa hồng.

Hoa hồng leo rất dễ trồng nếu chúng ta nắm những nguyên tắc sau đây:
1."Hoa hồng leo rất dễ bị bệnh"
Có thể nghe câu này các bạn sẽ cảm thất hụt hẫng. Các loại bệnh của hồng leo là bọ trĩ, nhện đỏ , bệnh đốm lá......riêng bọ trĩ và nhện đỏ đa số các bạn bị nhiều.
Thật ra các loại bệnh đó rất bình thường, nó là một phần của tự nhiên, rất rất bình thường. Nên các bạn hãy làm quen với nó, đừng sợ nó và hãy coi nó là một phần tất yếu.

Vậy cách giải quyết các loại bệnh này là gì ?
Câu trả lời rất đơn giản : đối với bệnh đốm lá , chỉ biểu hiện từ 1,2 lá rồi lây lan các lá khác...Ta chỉ việc cắt lá đó rồi bỏ vào thùng rác, thế là không bị lây nữa.
Còn nhện đỏ, bọ trĩ....rất đơn giản hiện tại vườn có bán tinh dầu Neem, và thuốc trị sinh học an toàn với người, vô hại với môi trường xung quanh trị rất hiểu quả. Chỉ cần xịt vào trên dưới lá là tiêu diệt được hết nhện và bọ trĩ....

"Nhưng" , mình nhấn mạnh chữ "nhưng"...Chỉ diệt được mới 1/3 thôi, còn 2/3 còn lại là trứng nó vẫn chưa bị diệt nên sẽ sẵn sàng nở ra vào sinh sôi tiếp. Thế là vòng luẩn quẩn ấy cứ diễn ra làm khách hàng đau đầu.Vậy làm sao ?
Câu trả lời rất đơn giản : "Phòng bệnh hơn trị bệnh". Cứ 1 tuần ta xịt thuốc trị một lần để trị những đợt nhỏ, xịt "trên và dưới lá". Cây bị bệnh nặng thì
3 ngày xịt một lần , xịt đến 2 tuần thì bắt đầu xịt định kỳ 1 tuần/ 1 lần.
Cứ cuối tuần hoặc lúc nào rảnh bạn đem thuốc ra xịt, coi như tập thể dục luôn....
Như thế hồng của các bạn sẽ rất tốt ,rất rất khỏe luôn. Mình bảo đảm chả còn bị bệnh gì hết.
2. "Cứ xài một loài phân bón"
Đó là sai lầm. Chúng ta phải luân phiên các loại phân bón, ví dụ: một tuần bón loại này, tuần sau bón loại khác.

Có 3 loại phân bón cần luân phiên đó là : hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và còn vi lượng nữa (bón thêm thì tốt, vì đa số mua chai vô cơ, vi sinh vật nó cũng có bổ sung thêm thường gọi là TE+).
Trong hữu cơ : có phân bò, phân dơi, phân cá và phân tan chậm.
-Thì mình thường dùng phân bón ta chậm dạng viên của Úc, hoặc Dynamic của Nhật. 1 Tháng bón một lần vì nó tan chậm. Cây hồng sẽ ăn mỗi ngày một ít một ít cứ như thế tích lũy dần dần và khỏe mạnh đều đều.
-Phân bò, phân dơi tuy rất tốt nhưng rất nóng cho cây dễ cháy cây nên anh chị bón ít và bón xa gốc cây nhé... Còn mình thì bón một chút xíu thôi, vì mình thích bón 1 ngày 1 ít 1 ít để cây tích lũy dinh dưỡng đều.
-Phân cá, rong biển : Khoái phân bón này vì mình xịt lên lá, là lá nó tươi tốt khỏe, dày đã lắm. Thì 1 tuần mình bón 1 lần.
-Phân hóa học, mình thường xài tỉ lệ NPK là 1:2:1 , mua tỉ lệ nhỏ thôi. Ví dụ như 2:5:2, 10-15:10... Mình bón ít chút xíu, bón chơi chơi thôi. Vì mình thấy nó có hại cho đất làm đất bị chai.
Phân vi sinh vật thì rất cần thiết,cứ 1 tuần mình bón một lần. Tuần trước bón cá, tuần này bón vi sinh vật vì tạo môi trường tái tạo chất hữu cơ trong đất, chống mấy cái bệnh hại rễ cho cây. Các vi sinh vật sẽ tái tạo lại đất khi đất bị mất dinh dưỡng. Việc này làm tiết kiếm được phân bón đáng kể.
Tóm lại, trồng hoa hồng mình cứ theo nguyên lý cơ bản của nó. Vì trồng hoa hồng là cả một quá trình lặp đi lặp lại. Việc lặp này tạo ra một thói quen hằng ngày cho mình.

Cho nên bạn lên google thấy những bông hoa hồng của nước ngoài rất to rất đẹp rất bền, đẹp từ bông đến lá đến cả thân cây. Nhưng đằng sau đó chính là cả một sự đam mê, kiên trì, quá trình lặp đi lặp lại từng ngày, giống như việc mỗi buổi sáng thức dậy bạn bắt đầu khởi động bằng tập thể dục, đánh răng....Và sau khi ra khỏi nhà bạn cũng không quên phải tưới cây, tĩa lá xấu cho em nó xinh lên.
Vì vậy khi trồng hoa hồng leo, nó cũng sẽ tạo thói quen mới cho các bạn. Và đó là cả một nghệ thuật.

Các bạn cứ chuẩn bị những loại trên nhé.
Chúc các bạn có được vườn hồng như ý muốn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Instagram